Icon

Do đó, thẩm định giá bất động sản là số tiền ước tính về giá trị của quyền sử dụng đất, quyền sở sở hữu nhà, công trình vật kiến trúc gắn liền với đất đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá và cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp được quy định trong các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.

 Thị trường bất động sản là không gian, thời gian, địa điểm cụ thể diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có liên quan như trung gian, môi giới, tư vấn… liên quan đến bất động sản giữa các chủ thể trên thị trường mà ở đó vai trò quản lý nhà nước có tác động quyết định đến sự thúc đẩy phát triển hay kìm hãm hoạt động kinh doanh trên thị trường bất động sản.

Giá cả Bất động sản tuỳ thuộc một phần lớn vào quan hệ cung – cầu trên thị trường. Khi cầu lớn hơn cung, giá Bất động sản thường bị đẩy cao lên; ngược lại, khi cầu thấp hơn cung, giá Bất động sản có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, giá cả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như những yếu tố xuất phát từ những khiếm khuyết của thị trường như “độc quyền”, “đầu cơ”, “cạnh tranh không lành mạnh”… có những yếu tố xuất phát từ sự can thiệp của Nhà nước như đầu tư của Nhà nước vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng khu dân cư (đường giao thông, cấp và thoát nước, cấp điện…).

Đối thượng thẩm định giá

Mục địch thẩm định giá

Phương pháp thẩm định giá

 

Hồ sơ thẩm định giá bất động sản

aGiấy tờ đối với đất:

 - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) hoặc giấy tờ khác;

 - Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng (nếu có);

 - Tờ khai thuế trước bạ;

 - Giấy tờ về thừa kế, cho, tặng… (nếu có);

 - Các giấy tờ liên quan khác (nếu có);

 - Giấy tờ đối với các công trình xây dựng, vật kiến trúc và tài sản gắn liền với đất;

 - Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu có);

 - Giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thanh lý, hóa giá tài sản (nếu có);

 - Quyết định của tòa án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về sở hữu tài sản (nếu có);

     
 b. Đối với các công trình xây dựng:

 - Giấy phép xây dựng;

 - Bản vẽ hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế (nếu có);

 - Bảng dự toán hoặc hồ sơ quyết toán công trình (nếu có);

 - Hợp đồng thi công xây lắp công trình;

 - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán (nếu có);

 - Các biên bản kiểm tra, nghiệm thu giai đọan (nếu có);

 - Các văn bản, biên bản xử lý phát sinh, thay đổi (nếu có);

 - Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).